Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2017

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP – BĂNG CHÈN

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP – BĂNG CHÈN Biện pháp  băng chèn áp dụng với các vết thương có tổn thương động mạch, con chèn chỉ đè ép vào động mạch chính nên máu vẫn lưu thông được qua các động mạch nhỏ của các vòng nối động mạch, vì vậy phần dưới chỗ tổn thương vẫn được nuôi dưỡng. Biện pháp băng chèn sử dụng một vật rắn hoạc tương đối rắn không có góc cạnh sắc đươc gọi là con chèn để đặt trên đường đi của động mạch, vị trí vết thương và tim. Con chèn càng đặt sát vết thương càng tốt. Sau khi đã đặt con chèn phải băng cố định con chèn bằng vài vòng băng tương đối chặt theo kiểu băng vòng tròn hoạc số 8. Các loại con chèn Đoạn che, gỗ nhỏ, tương đối nhẵn, đường kính 2 cm, dài (4-5) cm; Cuộn băng vải được cuốn tương đối chặt; Lọ đựng thuốc nhỏ, bật lửa… Băng chèn có ưu điểm là cầm máu tốt đối với các vết thương có tổn thương động mạch. Con chèn chỉ đè ép vào động mạch chính nên máu vẫn lưu thông được qua các động mạch nhỏ của các vòng nối động mạch. Vì vậy, phần dướ...

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP – BĂNG NÚT

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP – BĂNG NÚT Biện pháp băng nút được áp dụng cho các vết thương miệng rộng hoạc vết thương sâu nhưng trong vết thương không còn dị vật ( mảnh kim loại, mảnh thủy tinh…). Biện pháp băng nút sử dụng thêm bấc, gạc để nhét nút vào vết thương, phần gạc, bấc được nút càng chặt thì tác dụng cầm máu càng tốt. tuy nhiên khi băng nút có thể đưa cả dị vật và các mô dập nát vào trong vết thương gây ô nhiễm, do đó chỉ nên sử dụng biện pháp băng nút khi băng ép không hiệu quả và không áp dụng được các biện pháp cầm máu khác. Cách thực hiện biện pháp băng nút: Làm sạch sơ bộ vết thương (loại bỏ các dị vật nếu có ); Nhét mảnh gạc, lấp đầy trong lòng vết thương; Dùng băng cuộn băng ép chặt lại.

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP – BĂNG ÉP

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP – BĂNG ÉP Biện pháp băng ép được áp dụng trong hầu hết các trường hợp như vết thương tĩnh mạch, mao mạch hoạc những vết thương động mạch nhỏ, các vết thương phần mềm rộng, vết thương bàn tay. Biện pháp băng ép sử dụng các vòng băng siết tương đối chặt đè mạnh vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều kiện hình thành cục máu đông để cầm máu. Cách thực hiện biện pháp băng ép: Dụng băng cuộn, gạc sạch hoạc vải ép lên vị trí vết thương; Đặt cuộn băng đè lên đường đi của mạch máu hoạc lót một miếng gạc đặt trực tiếp lên vết thương; Dùng băng cuộn, dây vải để băng ép miếng gạc hoạc miếng vải vào vết thương, không băng quá chặt như garo cầm máu; Nếu máu thấm qua bông gạc thì dùng băng quấn thêm lên phần băng cũ; Nếu băng ép áp lực trực tiếp lên vết thương mà không cầm được máu( máu vẫn chảy nhiều ) thì phải dùng các biện pháp cầm máu khác.

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - ẤN ĐỘNG MẠCH

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - ẤN ĐỘNG MẠCH       Biện pháp ấn động mạch được áp dụng đối với vết thương chảy máu động mạch vừa hoạc lớn, cầm máu tạm thời khi cần garo hay trường hợp đã băng ép trực tiếp vết thương và nâng cao phần bị thương mà vẫn không cầm được máu.       Khi ấn động mạch các ngón tay ấn đè lên đường đi của động mạch dẫn máu vết thương, động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền xương làm cho máu vết thương ngừng chảy.       Nhược điểm của phương pháp ấn động mạch là khó duy trì tư thế, do đó biện pháp này chỉ là cách xử trí ban đầu sau đó cần phải có biện pháp cầm máu thay thế; ngoài ra người sơ cấp cứu phải biết được đường đi của động mạch để thực hiện được biện pháp này. Cách thực hiện biện pháp ấn động mạch như sau:       Động mạch cảnh       Ấn động mạch cảnh có tác dụng cầm màu ở vùng đầu, cổ:       Vị trí ấn động mạch cảnh nằm ở bên cạnh khí quản...

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - GẤP CHI TỐI ĐA

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - GẤP CHI TỐI ĐA Biện pháp gập chi tối đa áp dụng cho các vết thương động mạch máu ở chi như động mạch cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân hoạc những vêt thương vùng khớp nhưng không có tổn thương gãy xương trên phần chi chảy máu. Khi gấp chi tối đa, các mạch máu được đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngừng chảy. tuy nhiên, trong trường hợp gấp chi tối đa cần lưu ý con chèn đặt trên động mạch sẽ ngăn cản máu lưu thông tới các phần chi dưới vêt thương, do đó trong quá trình vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế cần nới lỏng phần chi tổn thương sau mỗi 10 phút để máu lưu thông lại bình thường nhằm hạn chế tổn thương chi dưới vêt thương. Cách thực hiện tùy theo vị trí tổn thương Vết thương ở cẳng tay, bàn tay. Đặt con chèn ở nếp gấp khủy tay; Gấp cẳng tay vào cánh tay; Dùng băng cuộn băng vài vòng ép phần cổ tay vào phần trên của cánh tay để cố định tư thế. Vết thương ở cánh tay Dùng con chèn kẹp vào nách phía trên vị tr...

CẦM MÁU

CẦM MÁU Máu là một trong những thành phần quan trọng nhất của cơ thể, khối lượng của máu chiếm ( 7 – 9 ) % trọng lượng cơ thể. Máu lưu thông trong cơ thể cung cấp cho các tổ chức tế bào oxy và chất dinh dưỡng, do đó để đảm bảo máu có thể thực hiện được các chức năng này thì phải duy trì huyết áp, áp lực để duy trì sự lưu thông tuần hoàn của máu. Trong các tai nạn, sự cố, do tác động của các yếu tố bên ngoài như cấu kiện đè, va chạm giao thông, các vật nhọn đâm xuyên, rơi từ trên cao, tai nạn lao động… làm tổn thương tới các mạch máu, đặc biệt là các động mạch làm cho thể tích máu trong cơ thể giảm xuống nhanh chóng nếu nạn nhân chảy máu không được xử trí đúng cách có thể dẫn tới biến chứng do chảy máu hoạc tử vong. Nguyên tắc cầm máu khẩn cấp. Khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu, đặc biệt với các tổn thương động mạch: khi gặp nạn nhân có vết thương chảy máu cần nhanh chóng cầm máu cho nạn nhân, nếu để vết thương chảy máu trong thời gian dài sẽ dẫn tới hiện tượ...

SƠ CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN

SƠ CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN Sơ cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn là một biện pháp nhằm kích thích tim đập lại, cung cấp dưỡng khí để phổi thở lại trong trường hợp nạn nhân bị ngừng tim, ngừng hô hấp hay vừa bị ngừng tim và ngừng hô hấp. Cách xác định ngừng hô hấp tuần toàn Cách xác định ngừng hô hấp. Lay gọi nạn nhân: không đáp ứng. Áp tai vào mũi nạn nhân, kiểm tra xem có nghe thấy hoạc cảm thấy hơi thở của nạn nhân hay không. Quan sát các cử động vùng ngực xem có thấy di động hay không. Kết hợp kiểm tra mạch đập. Xem, nghe và cảm nhận trong 5 giây trước khi đưa ra kết luận là nạn nhân có thở hay không. Cách xác định nạn nhân bị ngừng tuần hoàn. Nạn nhân ngất, da xanh tím, bắt mạch bẹn, mạch cảnh không có, nạn nhân ngừng thở, đồng tử giãn. Để đầu nạn nhân ngửa ra sau, ngồi cạnh nạn nhân, dùng 2 hoạc 3 đầu ngón tay kiểm tra động mạch cảnh hoạc động mạch bẹn không thấy đập hoạc áp tai trực tiếp lên vùng tim không thấy tim đập. Bắt mạch trong 5 giây t...

KỸ THUẬT KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỞ

KỸ THUẬT KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỞ Khai thông đường thở là một kỹ thuật sơ cấp cứu quan trọng nhằm đảm bảo oxy và không khí đầy đủ cho nạn nhân. Trong sơ cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn, khai thông đường thở là ưu tiên hàng đầu, sau đó mới tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim. Tư thế nạn nhân Khi nạn nhân trong tình trạng không đáp ứng ( bao gồm ngừng tuần hoàn ): Nhanh chóng phát hiện chấn thương cổ hoạc mặt, nếu có chấn thương cột sống cổ để cổ ở tư thế ngửa trung gian. Nếu nạn nhân đang nằm nghiêng hoạc nằm sấp thì dùng kỹ thuật “Lật khúc gỗ” để đưa nạn nhân về tư thế nằm ngửa. Khai thông đường thở bằng hai cách: ấn trán, đẩy cằm nếu không nghi ngờ chấn thương cột sống cổ. Nguyên nhân thường gặp nhất gây tắc nghẽn đường thở là tụt lưỡi, chỉ áp dụng 1 trong hai cách trên có thể đã đủ kéo lưỡi về phía trước và mở thông đường thở. Xử lý tắc nghẽn đường thở. Việc phát hiện sớm tắc nghẽn đường thở có tính quyết định đến khả năng cứu sống nạn nhân. Các ...

ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG Ở NGƯỜI BỊ NẠN

ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG Ở NGƯỜI BỊ NẠN Đây là một tình huống trong sơ cấp cứu người bị nạn. Từ khi tiếp cận nạn nhân ban đầu đến khi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế. Đánh giá tổn thương hay thương tích của người bị nạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra những việc làm, hành động cụ thể đối với người bị nạn. Nên hành động bình tĩnh, xử lý chủ động và ân cần thông cảm Kiểm tra tổn thương Nếu người bị nạn tỉnh và nói được, người cấp cứu cần hỏi xem sự việc xảy ra như thế nào, hiện đau ở đâu. Nếu người bị nạn bất tỉnh, hôn mê, hỏi người xung quanh để phán đoán tình trạng thực có ở người bị nạn. sau đó xử lý, cấp cứu trong phạm vi và khả năng của mình. Đầu Xem xét có va đập không, đồng tử hai mắt có đều hay giãn rộng hoạc không đáp ứng với ánh sáng. Nếu nhức đầu hay mất định hướng, lú lẫn hoạc rối loạn trí nhớ đi đôi với đồng tử không đều, có thể do tổn thương nặng ở sọ. Nếu có nước hoạc chảy máu ra từ mũi hoạc tai thì rất có khả năng vỡ hộp sọ… Cổ Phải xem có đau,...

SƠ LƯỢC VỀ SƠ CẤP CỨU

SƠ LƯỢC VỀ SƠ CẤP CỨU Sơ cấp cứu là gì? Sơ cấp cứu là những trợ giúp ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị bất cứ một chấn thương sự cố hay một bệnh đột ngột nào đó, trước khi có sự can thiệp của chuyên môn y tế. Sơ cấp cứu ( SCC ) có thể thực hiện ở bất kỳ thời gian, địa điểm, ngày hoạc đêm hay bất cứ nơi đâu…Người SCC càng nhiều hiểu biết thì hiệu quả càng cao SCC ban đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết bởi vì trong thời gian chờ đợi chuyên môn y tế đến hỗ trợ nếu nạn nhân không được sơ cấp cứu ban đầu có thể sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm hoạc không thể cứu chữa được nữa. Các tai nạn sự cố gây đến các chấn thương thường gặp trong đời sống mỗi chúng ta. Trong các sự cố về cháy, nổ, tai nạn giao tông, tai nạn lao động hay các sự cố sập đổ công trình xây dựng…các nạn nhân có thể gặp nhiều dạng chấn thương do các yếu tố khác nhau gây ra hoạc bị đa chấn thương. Và các dạng chấn thương thường gặp trong những sự cố này là các dạng chấn thương sau đây: 1.  ...