BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP – BĂNG CHÈN
Biện pháp băng chèn sử dụng một vật rắn hoạc tương đối rắn không có góc
cạnh sắc đươc gọi là con chèn để đặt trên đường đi của động mạch, vị trí vết
thương và tim. Con chèn càng đặt sát vết thương càng tốt. Sau khi đã đặt con
chèn phải băng cố định con chèn bằng vài vòng băng tương đối chặt theo kiểu
băng vòng tròn hoạc số 8.
Các loại con chèn
Đoạn che, gỗ nhỏ, tương đối nhẵn, đường kính 2 cm, dài (4-5) cm;
Cuộn băng vải được cuốn tương đối chặt;
Lọ đựng thuốc nhỏ, bật lửa…
Băng chèn có ưu điểm là cầm máu tốt đối với các vết thương có tổn thương
động mạch. Con chèn chỉ đè ép vào động mạch chính nên máu vẫn lưu thông được
qua các động mạch nhỏ của các vòng nối động mạch. Vì vậy, phần dưới chỗ tổn
thương vẫn được nuôi dưỡng.
Yêu cầu cơ bản khi áp dụng băng chèn.
Đặt con chèn phải đúng đường đi của động mạch ( Bài trước mình đã có
hình mô tả đường đi của động mạch );
Các vòng băng cố định con chèn phải xiết tương đối chặt;
Cách thực hiện băng chèn ở một số vị trí cụ thể
Băng chèn ở cánh tay
Áp dụng khi có chảy máu ở cẳng tay, cánh tay.
Đặt con chèn ở mặt trong cánh tay, phía trên vết thương;
Áp dụng kiểu băng vòng để ép con chèn vào cánh tay;
Bắt mạch ở cổ tay, nếu không thấy mạch đập, tại vết thương máu chảy hoạc
chảy rất ít là băng chèn tốt.
Băng chèn ở hố nách
Áp dụng khi có chảy máu ở 1/3 trên cánh tay mà không thể đặt con chèn ở
cánh tay được.
Đặt con chèn vào sâu trong hố nách;
Áp dụng kiểu băng vòng để ép con chèn vào cánh tay, sau đó áp dụng kiểu
băng số 8 ở vai để cố định;
Theo dõi mạch ở cổ tay nếu không thấy mạch đập, tại vết thương máu chảy
hoạc chảy rất ít là băng chèn tốt.
Băng chèn ở hố khoeo
Áp dụng khi có vết thương ở căng chân chảy nhiều máu.
Sử dụng băng cuộn hoạc cuộn vải cuộn chặt để làm con chèn;
Đặt con chèn ở giữa khoeo;
Áp dụng kiểu băng vòng để ép con chèn vào động mạch phần khoeo, sau đó
áp dụng kiểu băng số 8 ở khoeo chân để cố định;
Kiểm tra mạch ở sau mắt cá chân phía bên trong hoạc tình trạng chảy máu ở
vết thương, nếu không bắt được mạch ở mắt cá chân, máu từ vết thương chảy ít hoạc
chảy rất ít là băng chèn tốt.
Băng chèn ở nếp bẹn
Áp dụng khi có vết thương có ảnh hưởng tới động mạch đùi.
Dùng một cuộn băng to làm con chèn;
Đặt con chèn ở giữa nếp bẹn;
Áp dụng kiểu băng số 8 ở bẹn, các vòng băng xiết tương đói chặt;
Kiểm tra mạch ở sau mắt cá chân phía bên tỏng hoạc tình trạng chảy máu ở
vết thương, nếu không bắt được mạch ở mắt cá chân, máu từ vết thương chảy ít hoạc
ngừng chảy thì băng chèn đảm bảo yêu cầu.
Băng chèn ở cổ
Áp dụng khi vết thương có ảnh hưởng tới động mạch cảnh. Đối với biện
pháp băng chèn động mạch cảnh phải có 2 người thực hiện.
Dùng một cuộn băng to vừa phải làm con chèn, chọn nẹp có chiều dài từ
thái dương cho tới quá khớp vai hoạc có thể dùng tay người bị thương đặt ở bên
đối xứng để thay thế trong trường hợp không có nẹp;
Người thứ nhất đặt con chèn vào động mạch cảnh ở phía dưới vết thương;
người thứ 2 đặt nẹp ở phía đối xứng vết thương đi từ thái dương xuống mặt ngoài
vai.
Cố định 2 đầu nẹp bằng 1 vòng băng ngang trán, 1 vòng băng ngang ngực
qua vai bị thương; dùng nẹp làm điểm tựa băng ép còn chèn đường đi của động mạch
cảnh đã được xác định;
Trường hợp băng chèn ở cổ máu vẫn có thể lên não thông qua động mạch cảnh
ở phía đối diện.
Băng chèn ở cổ chân
Áp dụng trong trường hợp vết thương ở bàn chân chảy máu nhiều mà băng ép
không có hiệu quả.
Dùng 2 con chèn để thực hiện;
Đặt một con chèn ở phía sau của mắt cá trong, một con chèn ở mặt trước cổ
chân ( trên đường đi của đường thẳng kéo dài từ khe ngón chân cái và ngón chân
thứ 2 lên trên cổ chân );
Áp dụng kiểu băng vòng để băng ép các con chèn vào cổ chân áp dụng kiểu
băng số 8 ở cổ chân để cố định.
Lưu ý: kiểu băng vòng và băng số 8 mình sẽ giới thiệu trong các bài viết
sau.
Nhận xét
Đăng nhận xét