SƠ CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN
Cách xác định ngừng hô hấp tuần toàn
Cách xác định ngừng hô hấp.
Lay gọi nạn nhân: không đáp ứng.
Áp tai vào mũi nạn nhân, kiểm tra xem có nghe thấy hoạc
cảm thấy hơi thở của nạn nhân hay không.
Quan sát các cử động vùng ngực xem có thấy di động hay
không.
Kết hợp kiểm tra mạch đập.
Xem, nghe và cảm nhận trong 5 giây trước khi đưa ra kết
luận là nạn nhân có thở hay không.
Cách xác định nạn nhân bị ngừng tuần hoàn.
Nạn nhân ngất, da xanh tím, bắt mạch bẹn, mạch cảnh
không có, nạn nhân ngừng thở, đồng tử giãn.
Để đầu nạn nhân ngửa ra sau, ngồi cạnh nạn nhân, dùng
2 hoạc 3 đầu ngón tay kiểm tra động mạch cảnh hoạc động mạch bẹn không thấy đập
hoạc áp tai trực tiếp lên vùng tim không thấy tim đập.
Bắt mạch trong 5 giây trước khi kết luận là mạch còn đập
hay không.
Quy trình thực hiện sơ cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn.
Thực hiện sơ cấp cứu theo trình tự A – B – C:
Khai thông đường thở ( A-Airway )
Đặt nạn nhân nằm ngửa, ưỡn cổ trên nền cứng, phẳng,
thoáng khí;
Nơi rộng quần áo nạn nhân;
Một tay đặt trên trán của nạn nhân đẩy trán ra phía
sau, tay kia đẩy cằm lên cao sao cho đầu ngửa, cổ ưỡn ra tối đa hoạc dùng 1 tay
đỡ dưới gáy nạn nhân, tay kia đè và đẩy mạnh xuống dưới lên trán nạn nhân ( Động
tác này có tác dụng làm cổ dãn ra và đẩy gốc lưỡi khỏi chèn vào vùng hầu họng ).
Chú ý: khi nghi ngờ chấn thương đốt sống cổ thì chỉ
nâng hàm dưới lên, tránh di chuyển đầu cổ nhiều.
Nhanh chóng khai thông đường thở:
Móc sạch đầm dãi, dị vật, tháo răng giả ( nếu có )
trong miệng;
Làm thủ thuật Heimlich nếu nghi ngờ có dị vật đường hô
hấp;
Hỗ trợ hô hấp ( B- breathing )
Thôi ngạt kiểu
miệng - miệng;
Quỳ ngang đầu nạn nhân hoạc đứng nếu nạn nhân nằm trên
giường.
Giữ nạn nhân nằm ngửa ưỡn cổ tối đa.
Một tay đặt trán, ngón trỏ và ngón cái đặt hai bên
cánh mũi nạn nhân.
Một tay đặt lên cằm giữ cho cổ ưỡn và mở miệng nạn
nhân.
Phủ miếng gạc, khăn hoạc vải sạch ( nếu có ) lên miệng
nạn nhân.
Hít một hơi thật sâu rồi áp miệng mình vào miệng nạn
nhân, đồng thời bịt mũi nạn nhân ( khi thổi ), thổi nhanh mạnh trong vòng 1-2
giây, kết hợp quan sát lồng ngực nạn nhân nếu phồng lên khi thổi và thổi xong lồng
ngực lại xẹp xuống là thổi có hiệu quả.
Sau đó nhả miệng nạn nhân ra, hít sâu và thổi lại như
trên.
Lặp lại động tác với tần suất 10-12 lần/phút với người
lớn; 20 lần/phút đối với trẻ em từ 1-8 tuổi; thổi nhanh và nhẹ hơn với tần suất
30 lần/phút đối với trẻ bé và trẻ sơ sinh.
Thổi ngạt kiểu
miệng – mũi
Trường hợp không mở được miệng nạn nhân ra hoạc miệng
nạn nhân có thương tích nặng, không thể áp kín môi vào nhau được hoạc trường hợp
ngạt nước thì phải áp dụng thổi ngạt kiểu miệng – mũi.
Đặt nạn nhân nằm ngửa ưỡn cổ tối đa.
Một tay giữ đầu nạn nhân ngửa hẳn ra phía sau.
Tay kia đỡ dưới cằm đẩy lên để nạn nhân ngậm kín môi
vào.
Hit một hơi thật sâu rồi ngậm môi kín quanh mũi nạn
nhân, thôi mạnh từ từ cho tới khi ngực nạn nhân căng lên. Thổi liên tục như vậy
4 lần. Bỏ miệng ra khỏi mũi nạn nhân, kiểm tra xem nạn nhân đã tự thở được hay
chưa.
Nếu nạn nhân chưa tự thở được thì kiểm tra lại tư thế
và tiếp tục thổi với tần suất 10-12 lần/phút với người lớn; 20 lần/phút đối với
trẻ em từ 1-8 tuổi; thổi nhanh và nhẹ hơn với tần suất 30 lần/phút với trẻ bé
và sơ sinh.
Khi nạn nhân tự thở được cho nạn nhân nằm tư thế an
toàn.
Hô hấp nhân tạo bằng bóng Ambu
Nếu có điều kiện tốt nhất ta nên dùng bóng Ambu.
Bóng Ambu có tác dụng đưa một lượng không khí vào phổi
nạn nhân bằng cách áp mặt nạ của bóng vào miệng và mũi nạn nhân rồi bóp bóng.
Cách tiến hành:
Kê gối dưới vai cho cổ nạn nhân ngửa tối đa.
Chụp Ambu kín mũi, miệng nạn nhân ( đầu nhỏ chụp lên sống
mũi ); giữ chặt cho bóng Ambu luôn kín.
Tay trái giữ Ambu và nâng cằm để đầu ngửa tối đa
Tay phải bóp bóng, đồng thời quan sát lồng ngực nạn
nhân khi bóp nếu nồng ngực phồng lên là khí đã vào phổi. Nếu không thì phải kiểm
tra lại tư thế nạn nhân, hoạc kiểm tra mặt nạ.
Nhịp bóng khoảng 10 – 12 lần/phút.
cách sử dụng bóng Ambu
Hỗ trợ tuần hoàn ( C – Circulation )
Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng.
Quỳ cạnh ngang ngực nạn nhân. Kiểm tra động mạch, nếu
không thấy đập thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực:
Xác định vị trí đặt tay lên xương ức: dùng hai ngón
tay kèo từ bờ sườn bên trái đến mũi ức, xong đặt tay sát hai ngón tay để ép.
Hai tay để thẳng, đặt gốc bàn tay lên nửa dưới xương ức,
gốc bàn tay thứ hai đặt chồng lên bàn tay kia ( Không đè vào mũi xương ức ).
Dùng lực toàn thân ấn thẳng góc xuống xương ức đảm bảo
cho xương ức lún sâu về phí xương sống từ 4-5 cm, liên tục và nhịp nhàng với nhịp
độ 80 – 100 lần/phút.
Nếu nạn nhân là trẻ em thì dùng một hốc bàn tay để ép
tim, lún sâu về phía xương sống 2,5-3,7 cm, liên tục và nhịp nhàng với tần số
100 lần/phút.
Nếu nạn nhân là trẻ sơ sinh, đặt hai ngón tay trên
xương ức, dưới đường thẳng giữa hai núm vú hoạc vòng hai tay quanh ngực nạn
nhân với hai ngón cái đặt nằm cạnh nhau trên xương ức và dưới đường thẳng giữa
hai núm vú, ấn sâu về phía xương sống 1,2 – 2,5 cm, liên tục và nhịp nhàng với
nhịp độ 100 – 200 lần/phút.
Chú ý:
Không đè các ngón tay lên xương sườn vì có thể làm gãy
xương sườn và không đè vào mũi ức để tránh làm dập gan và chảy máu trong.
Không nhấc gốc bàn tay hoạc ngón tay ( trẻ sơ sinh )
khỏi xương ức trong khi ép tim.
Kết hợp thổi ngạt ép tim ngoài lồng ngực
Kết hợp thổi ngạt ép tim ngoài lồng ngực là biện pháp
cứu nạn nhân tốt nhất, cùng một lúc làm cho phổi và tim của nạn nhân hoạt động
trở lại.
Trường hợp chỉ có một người cấp cứu:
Cho nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, kê gối dưới vai
Khai thông đường thở cho nạn nhân, quỳ ngang vai nạn
nhân.
Tiếp theo, ta thổi ngạt 2 lần và ép tim 30 lần. Làm
liên tục 5 lần như vậy thì dùng lại 5 giây để kiểm tra nhịp thở và nhịp tim.
Nếu mạch đập trở lại nhưng nạn nhân chưa tự thởi được
thì tiếp tục thổi ngạt.
Trường hợp có 2 người cùng cấp cứu.
Cho nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, kê gối dưới vai.
Khai thông đường thở cho nạn nhân.
Người thứ nhất thổi ngạt 2 lần.
Người thứ hai ép tim 30 lần.
Sau tiếp tục chu trình thổi ngạt 2 lần và ép tim 30 lần.
sau phút đầu tiên kiểm tra lại mạch cảnh trong 5 giây và sau đó cứ vài phút kiểm
tra lại một lần, Nếu thấy có mạch đập thì dừng ép tim, kiểm tra lại hô hấp, nếu
nạn nhân tự thở được thì ngừng thổi ngạt.
Những dấu hiệu chứng tỏ ép tim – thổi ngạt có hiệu quả:
Lồng ngực nở ra mỗi khi thổi hơi vào phổi.
Sờ thấy mạch mỗi khi ép tim.
Màu da bớt tím tái.
Có dấu hiệu tự thở.
Tim của nạn nhân đập lại.
Ngừng ép tim – thổi ngạt khi.
Thời gian cấp cứu trên 60 phút mà không có hiệu quả
Tim không đập lại.
Đồng tử giãn và không còn phản xạ với ánh sáng đã được
15-20 phút.
Những tai biến khi cấp cứu ngừng hô hấp – tuần hoàn
Ấn quá mạnh vào mỏm ức: làm rách gan;
Ấn quá mạnh lên lồng ngực: gãy xương sườn, rách màng
phổi;
Ấn cao quá lên xương ức: gãy xương ức;
Không ấn thẳng góc: gãy xương sườn, xương ức, rách
tim;
Ấn quá nhẹ: Không đủ đẩy máu từ tim vào động mạch;
Ép không dứt khoát, chuyển động giằng xé: tăng nguy cơ
gãy xương sườn, xương ức, không đẩy nổi máu;
Ấn cùng lúc lên cả xương ức, bụng: vỡ gan, vỡ dạ dày,
hoạc trào ngược dạ dày, phổi hít phải chất nôn.
Những chú ý khi cấp cứu ngừng hô hấp – tuần hoàn.
Nếu nghi ngờ có tổn thương cổ, do bản chất tai nạn thì
phải đặc biệt chú ý khi hô hấp nhân tạo.
Luôn giữ nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng
ngang, nếu kê cao đầu hơn tim thì sẽ làm giảm máu lên não.
Nếu nạn nhân đang nằm sấp mà buộc phải lật ngửa lại
thì phải hết sức cẩn thận, đề phòng tổn thương cổ. Hô hấp nhân tạo và ép tim
ngoài lồng ngực chỉ làm được ở tư thế nằm ngửa.
Nếu nạn nhân nôn phải ngừng thao tác, quay đầu và người
sang bên và sau đó lau sạch miệng khai thông đường thở.
Hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực làm sớm, cơ
may sống sót càng nhiều và nguy cơ tổn thương não càng ít.
Không làm hô hấp nhân tạo và ép tim khi nạn nhân chưa
đủ dấu hiệu chứng tỏ đã ngừng thởi và không có mạch.
Nhận xét
Đăng nhận xét