Chuyển đến nội dung chính

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP – BĂNG ÉP

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP – BĂNG ÉP


Biện pháp băng ép được áp dụng trong hầu hết các trường hợp như vết thương tĩnh mạch, mao mạch hoạc những vết thương động mạch nhỏ, các vết thương phần mềm rộng, vết thương bàn tay.
Biện pháp băng ép sử dụng các vòng băng siết tương đối chặt đè mạnh vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều kiện hình thành cục máu đông để cầm máu.

Cách thực hiện biện pháp băng ép:

Dụng băng cuộn, gạc sạch hoạc vải ép lên vị trí vết thương;
Đặt cuộn băng đè lên đường đi của mạch máu hoạc lót một miếng gạc đặt trực tiếp lên vết thương;
Dùng băng cuộn, dây vải để băng ép miếng gạc hoạc miếng vải vào vết thương, không băng quá chặt như garo cầm máu;
Nếu máu thấm qua bông gạc thì dùng băng quấn thêm lên phần băng cũ;

Nếu băng ép áp lực trực tiếp lên vết thương mà không cầm được máu( máu vẫn chảy nhiều ) thì phải dùng các biện pháp cầm máu khác.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - GẤP CHI TỐI ĐA

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - GẤP CHI TỐI ĐA Biện pháp gập chi tối đa áp dụng cho các vết thương động mạch máu ở chi như động mạch cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân hoạc những vêt thương vùng khớp nhưng không có tổn thương gãy xương trên phần chi chảy máu. Khi gấp chi tối đa, các mạch máu được đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngừng chảy. tuy nhiên, trong trường hợp gấp chi tối đa cần lưu ý con chèn đặt trên động mạch sẽ ngăn cản máu lưu thông tới các phần chi dưới vêt thương, do đó trong quá trình vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế cần nới lỏng phần chi tổn thương sau mỗi 10 phút để máu lưu thông lại bình thường nhằm hạn chế tổn thương chi dưới vêt thương. Cách thực hiện tùy theo vị trí tổn thương Vết thương ở cẳng tay, bàn tay. Đặt con chèn ở nếp gấp khủy tay; Gấp cẳng tay vào cánh tay; Dùng băng cuộn băng vài vòng ép phần cổ tay vào phần trên của cánh tay để cố định tư thế. Vết thương ở cánh tay Dùng con chèn kẹp vào nách phía trên vị tr...

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - ẤN ĐỘNG MẠCH

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - ẤN ĐỘNG MẠCH       Biện pháp ấn động mạch được áp dụng đối với vết thương chảy máu động mạch vừa hoạc lớn, cầm máu tạm thời khi cần garo hay trường hợp đã băng ép trực tiếp vết thương và nâng cao phần bị thương mà vẫn không cầm được máu.       Khi ấn động mạch các ngón tay ấn đè lên đường đi của động mạch dẫn máu vết thương, động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền xương làm cho máu vết thương ngừng chảy.       Nhược điểm của phương pháp ấn động mạch là khó duy trì tư thế, do đó biện pháp này chỉ là cách xử trí ban đầu sau đó cần phải có biện pháp cầm máu thay thế; ngoài ra người sơ cấp cứu phải biết được đường đi của động mạch để thực hiện được biện pháp này. Cách thực hiện biện pháp ấn động mạch như sau:       Động mạch cảnh       Ấn động mạch cảnh có tác dụng cầm màu ở vùng đầu, cổ:       Vị trí ấn động mạch cảnh nằm ở bên cạnh khí quản...

SƠ CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN

SƠ CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN Sơ cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn là một biện pháp nhằm kích thích tim đập lại, cung cấp dưỡng khí để phổi thở lại trong trường hợp nạn nhân bị ngừng tim, ngừng hô hấp hay vừa bị ngừng tim và ngừng hô hấp. Cách xác định ngừng hô hấp tuần toàn Cách xác định ngừng hô hấp. Lay gọi nạn nhân: không đáp ứng. Áp tai vào mũi nạn nhân, kiểm tra xem có nghe thấy hoạc cảm thấy hơi thở của nạn nhân hay không. Quan sát các cử động vùng ngực xem có thấy di động hay không. Kết hợp kiểm tra mạch đập. Xem, nghe và cảm nhận trong 5 giây trước khi đưa ra kết luận là nạn nhân có thở hay không. Cách xác định nạn nhân bị ngừng tuần hoàn. Nạn nhân ngất, da xanh tím, bắt mạch bẹn, mạch cảnh không có, nạn nhân ngừng thở, đồng tử giãn. Để đầu nạn nhân ngửa ra sau, ngồi cạnh nạn nhân, dùng 2 hoạc 3 đầu ngón tay kiểm tra động mạch cảnh hoạc động mạch bẹn không thấy đập hoạc áp tai trực tiếp lên vùng tim không thấy tim đập. Bắt mạch trong 5 giây t...