Chuyển đến nội dung chính

BĂNG VẾT THƯƠNG

BĂNG VẾT THƯƠNG

Băng vết thương dùng để:


  • Che kín vết thương để vết thương không bị ô nhiễm, băng kín vết thương có tác dụng ngăn cản, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn, đất, cát từ không khí, quần áo… vào vết thương.
  • Cầm máu tại vết thương: băng đủ chặt có tác dụng cầm máu, hạn chế mất máu, giúp cho người bị thương mau hồi phục.
  • Bảo vệ vết thương: bảo vệ vết thương, chống cọ sát, va quệt, giảm đau đớn, làm cho vết thương được ổn định trong quá trình vận chuyển.

Nguyên tắc băng vết thương


  • Băng sớm vết thương: tiến hành ngay sau khi bị thương, băng càng sớm càng tốt, người bị nạn ( nếu có thể ) tự băng hoạc được lực lượng, y tế băng giúp.
  • Băng kín vết thương, không bỏ sót vết thương: phải bộc lộ vết thương để kiểm tra băng kín. Băng đúng chỗ bị thương, tránh băng ngoài vết thương. Cần kiểm tra tỉ mỉ để không bỏ sót vết thương không được băng.
  • Băng đủ chặt: không được băng lỏng vì quá trình vận chuyển sẽ làm cho băng xộc xệch, tuột. phải băng đủ chặt để có tác dụng cầm máu, nhưng không băng quá chặt làm nạn nhân đau và gây cản trở lưu thông máu. 
  • Vòng băng sau đè lên 1/2 hoạc 2/3 vòng băng trước.
  • Không làm ô nhiễm vết thương: lau sạch vết thương, lấy hết dị vật và đắp gạc trước khi băng.
  • Đảm bảo vô khuẩn khi băng vết thương. Tránh sai sót kỹ thuật như dùng tay bẩn sờ vào vết thương hoạc dùng lá cây, vải bẩn… đắp phủ lên vết thương.

Những yêu cầu khi băng vết thương


  • Đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái, thuận tiện cho việc băng vết thương.
  • Phải kiểm tra và để lộ các vết thương ra ngoài ( có thể quan sát được tất cả các vết thương tránh bỏ sót vết thương, nếu có quần áo thì loại bỏ quần áo trên vết thương, đặc biệt chú ý với các vết thương ở vị trí gãy xương hở, khi loại bỏ quần áo ở vị trí đó không được làm di động ổ gãy );
  • Phải làm sạch vết thương trước khi băng, bằng cách rửa bằng nước sạch, dùng muối sát trùng như: cồn 70 0 , dung dịch ô xy già, cồn I ốt, thuốc đỏ, thuốc tím…
  • Phải đặt gạc trước khi băng để bảo vệ vết thương, tuyệt đối không đặt bông trực tiếp lên vết thương vì khi thây bông, phần bông cũ do thấm hút dịch, máu sẽ dính bết vào vết thương khi loại bỏ sẽ làm tổn hại vị trí bị thương;
  • Vòng khóa không đặt tại vị trí vết thương, đầu xương hở, trừ vết thương tại vai, khủy tay, đầu gối, gót chân;
  • Luôn để vết thương nằm ở phía trên trong quá trình băng; 
  • Cuộn băng lăn sát cơ thể, không làm rơi xuống đất;
  • Băng từ phần cơ thể có kích thước nhỏ đến phần cơ thể có kích thước lớn, từ dưới lên trên và phải để hở các đầu chi để theo dõi sự lưu thông máu;
  • Khi băng vòng, băng sau đè lên vòng băng trước từ 1/2 đến 2/3 chiều rộng của băng;
  • Vòng cố định băng có tác dụng giữ băng, tránh để nút buộc hoạc ghim cài đè lên vết thương đầu xương hở, phần tỳ đè, chỗ dễ cọ xát, mặt trong chân, tay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - GẤP CHI TỐI ĐA

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - GẤP CHI TỐI ĐA Biện pháp gập chi tối đa áp dụng cho các vết thương động mạch máu ở chi như động mạch cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân hoạc những vêt thương vùng khớp nhưng không có tổn thương gãy xương trên phần chi chảy máu. Khi gấp chi tối đa, các mạch máu được đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngừng chảy. tuy nhiên, trong trường hợp gấp chi tối đa cần lưu ý con chèn đặt trên động mạch sẽ ngăn cản máu lưu thông tới các phần chi dưới vêt thương, do đó trong quá trình vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế cần nới lỏng phần chi tổn thương sau mỗi 10 phút để máu lưu thông lại bình thường nhằm hạn chế tổn thương chi dưới vêt thương. Cách thực hiện tùy theo vị trí tổn thương Vết thương ở cẳng tay, bàn tay. Đặt con chèn ở nếp gấp khủy tay; Gấp cẳng tay vào cánh tay; Dùng băng cuộn băng vài vòng ép phần cổ tay vào phần trên của cánh tay để cố định tư thế. Vết thương ở cánh tay Dùng con chèn kẹp vào nách phía trên vị tr...

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - ẤN ĐỘNG MẠCH

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - ẤN ĐỘNG MẠCH       Biện pháp ấn động mạch được áp dụng đối với vết thương chảy máu động mạch vừa hoạc lớn, cầm máu tạm thời khi cần garo hay trường hợp đã băng ép trực tiếp vết thương và nâng cao phần bị thương mà vẫn không cầm được máu.       Khi ấn động mạch các ngón tay ấn đè lên đường đi của động mạch dẫn máu vết thương, động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền xương làm cho máu vết thương ngừng chảy.       Nhược điểm của phương pháp ấn động mạch là khó duy trì tư thế, do đó biện pháp này chỉ là cách xử trí ban đầu sau đó cần phải có biện pháp cầm máu thay thế; ngoài ra người sơ cấp cứu phải biết được đường đi của động mạch để thực hiện được biện pháp này. Cách thực hiện biện pháp ấn động mạch như sau:       Động mạch cảnh       Ấn động mạch cảnh có tác dụng cầm màu ở vùng đầu, cổ:       Vị trí ấn động mạch cảnh nằm ở bên cạnh khí quản...

SƠ CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN

SƠ CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN Sơ cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn là một biện pháp nhằm kích thích tim đập lại, cung cấp dưỡng khí để phổi thở lại trong trường hợp nạn nhân bị ngừng tim, ngừng hô hấp hay vừa bị ngừng tim và ngừng hô hấp. Cách xác định ngừng hô hấp tuần toàn Cách xác định ngừng hô hấp. Lay gọi nạn nhân: không đáp ứng. Áp tai vào mũi nạn nhân, kiểm tra xem có nghe thấy hoạc cảm thấy hơi thở của nạn nhân hay không. Quan sát các cử động vùng ngực xem có thấy di động hay không. Kết hợp kiểm tra mạch đập. Xem, nghe và cảm nhận trong 5 giây trước khi đưa ra kết luận là nạn nhân có thở hay không. Cách xác định nạn nhân bị ngừng tuần hoàn. Nạn nhân ngất, da xanh tím, bắt mạch bẹn, mạch cảnh không có, nạn nhân ngừng thở, đồng tử giãn. Để đầu nạn nhân ngửa ra sau, ngồi cạnh nạn nhân, dùng 2 hoạc 3 đầu ngón tay kiểm tra động mạch cảnh hoạc động mạch bẹn không thấy đập hoạc áp tai trực tiếp lên vùng tim không thấy tim đập. Bắt mạch trong 5 giây t...