Chuyển đến nội dung chính

GARO CẦM MÁU

GARO CẦM MÁU


Garo là cách cầm máu tạm thời bằng cách sử dụng dây cao su hoạc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi với mục đích làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi.
Khi xoắn chặt một dây garo vào chi, các mạch máu và các cơ đều bị đè ép, sự lưu thông của máu từ trên xuống dưới và ngược lại đã bị cắt đứt hoàn toàn. Nếu thực hiện garo không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ vì vậy ngoài những trường hợp bắt buộc phải garo thì trong các trường hợp khác cố gắng thay thế garo bằng các biện pháp cầm máu khác.

v     Các trường hợp cần thiết garo

§ Vết thương ở chi chảy máu ồ ạt ( Vết thương bị cắt cụt tự nhiên, vết thương có gãy xương kèm theo có tổn thương các mạch máu lớn, máu phụt thành tia hoạc trào mạnh qua vết thương ), đòi hỏi phải xử trí nhanh chóng, không có điều kiện băng chèn.
§ Người bị thương hoạc người cứu thương không biết cách cầm máu khác hoạc các biện pháp khác không hiệu quả, bắt buộc phải buộc garo.
§ Khi bị rắn độc cắn, nhằm ngăn cản chất độc xâm nhập vào cơ thể.
§ Trường hợp khi các chi bị cắt cụt tự nhiên.

v     Nguyên tắc khi đặt garo

§ Không đặt trực tiếp lên da nạn nhân;
§ Garo phải đặt sát ngay trên vết thương cách mép vết thương 2cm về phía trên đối với vết thương nhỏ, 5cm đối với vết thương lớn và lộ ra ngoài để dễ nhận thấy;
§ Không garo quá chặt hoạc quá lỏng, chỉ cần đủ cầm máu là được;
§ Sau 1 giờ phải nới garo 1 lần, thời gian 1 lần nới garo là 1 – 2 phút tùy thuộc vào sắc tố vùng da dưới vết thương; nếu da tím tái, nhợt nhạt thì tiến hành nới garo cho tới khi phần da hồng hào trở lại;
§ Khi đặt lại garo, không được buộc chỗ cũ mà lên hoạc xuống một ít.
§ Tổng số thời gian đặt garo không quá 6 giờ ( tổng số lần nới garo không quá 5 lần );
§ Phải luôn theo dõi phần chi đặt garo, không để cho phần chi lành ( bên dưới vết thương ) trong tình trạng thiếu nuôi dưỡng kéo dài;
§ Sau khi garo phải có phiếu garo cho nạn nhân, phiếu garo phải ghi rõ ràng, đầy đủ các nội dung theo quy định và cài ngay trước ngực nạn nhân;
§ Nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất, trong quá trình di chuyển phải có người luôn luôn theo dõi nạn nhân.

v     Cách thức thực hiện garo cầm máu.

§ Đặt nạn nhân nằm dài, đầu thấp, đắp ấm để phòng choáng.
§ Dùng dây cao su to bản có kích thươc 3 – 4 cm, mỏng và đàn hồi tốt để garo là hiệu quả nhất; trong trường hợp khẩn cấp không dây cao su có thể dùng các loại dây tùy ứng như: cuộn băng vải, dây cao su, quai dép, khăn tay…
§ Ấn động mạch ở phía trên vết thương để tạm thời cầm máu;
§ Dùng băng cuộn hoạc khăn mùi xoa, gạc hoạc vải lót ở chỗ định đặt garo hoạc dùng ngay ống quần, ống tay áo để lót;
§ Buộc hơi lỏng dây garo lên phần đã lót ở vị trí định đặt garo ( trường hợp cần thiết thì đặt thêm 1 cuộn băng hoạc một vật tròn ( con chèn ) đè lên đường đi của động mạch );
§ Luồn que vào vòng dây đã buộc rồi xoắn từ từ, bỏ tay ấn ở động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi máu ở vết thương, nếu không có mạch hoạc máu ngừng chảy là đạt yêu cầu.
§ Khi đã xoắn đủ chặt thì dùng băng cuộn hoạc dây dây để có định que xoắn.
§ Băng ép vết thương và ghi phiếu garo.

v     Cách nới garo

§ Trong thời gian di chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế phải tiến hành nới garo để đảm bảo lưu thông máu tới các vị trí cơ thể dưới vết thương.
§ Thực hiện nới garo 1 giờ một lần, thời gian để nới khoảng 1 – 2 phút, khi nới garo cần 2 người thực hiện;
§ Người thứ nhất ấn động mạch ở phía trên garo; sau đó người thứ 2 nới dây garo từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt nạn nhân, tình hình máu chảu ở vết thương, mạch và màu sắc đoạn chi ở dưới garo;
§ Nếu máu chảy nhanh ở vết thương thì phải ấn lại động mạch cho tốt, khi quan sát thấy sắc mặt nạn nhân thay đổi đột ngột tím tái hoạc nhợt nhạt phải đặt garo lại ngay.
§ Nếu nới garo mà quan sát thấy không chảy máu ở vết thương nữa thì không cần thắt lại garo nữa nhưng vẫn để dây garo tại chỗ và sẵn sàng buộc lại nếu chảy máu lại.

Lưu ý những trường hợp sau đay không tiến hành nới garo:

· Khi chi đã bị cắt cụt tự nhiên;
· Khi đoạn chi ở dưới garo có dấu hiệu hoại tử;
· Garo trong trường hợp rắn độc cắn;
· Garo quá 4 giờ mà không nới.
· Khi tiến hành cầm máu cần lưu ý:
· Đặt nạn nhân ở tư thế thuận tiện, nâng cao vùng bị tổn thương nhằm giảm áp lực máu ở vùng đó, hạn chế mất máu; trong trường hợp nạn nhân bị giảm thể tích tuần hoàn nên đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa chân cao;
· Trường hợp máu thấm qua bông gạc thì bổ xung thêm bông gạc và quấn thêm băng, tuyệt đối không tháo bỏ băng cũ;
· Nếu vết thương chảy máu có dị vật như mảnh gỗ, kim loại hoạc có vật đâm xuyên ở vết thương thì tuyệt đối không được rút những dị vật đó ra;

· Thường xuyên kiểm tra theo dõi tình trạng hô hấp, tuần hoàn, giữ ấm cho nạn nhân khi chờ đợi hoạc trên đường vận chuyển đến cơ sở y tế.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - GẤP CHI TỐI ĐA

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - GẤP CHI TỐI ĐA Biện pháp gập chi tối đa áp dụng cho các vết thương động mạch máu ở chi như động mạch cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân hoạc những vêt thương vùng khớp nhưng không có tổn thương gãy xương trên phần chi chảy máu. Khi gấp chi tối đa, các mạch máu được đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngừng chảy. tuy nhiên, trong trường hợp gấp chi tối đa cần lưu ý con chèn đặt trên động mạch sẽ ngăn cản máu lưu thông tới các phần chi dưới vêt thương, do đó trong quá trình vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế cần nới lỏng phần chi tổn thương sau mỗi 10 phút để máu lưu thông lại bình thường nhằm hạn chế tổn thương chi dưới vêt thương. Cách thực hiện tùy theo vị trí tổn thương Vết thương ở cẳng tay, bàn tay. Đặt con chèn ở nếp gấp khủy tay; Gấp cẳng tay vào cánh tay; Dùng băng cuộn băng vài vòng ép phần cổ tay vào phần trên của cánh tay để cố định tư thế. Vết thương ở cánh tay Dùng con chèn kẹp vào nách phía trên vị tr...

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - ẤN ĐỘNG MẠCH

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - ẤN ĐỘNG MẠCH       Biện pháp ấn động mạch được áp dụng đối với vết thương chảy máu động mạch vừa hoạc lớn, cầm máu tạm thời khi cần garo hay trường hợp đã băng ép trực tiếp vết thương và nâng cao phần bị thương mà vẫn không cầm được máu.       Khi ấn động mạch các ngón tay ấn đè lên đường đi của động mạch dẫn máu vết thương, động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền xương làm cho máu vết thương ngừng chảy.       Nhược điểm của phương pháp ấn động mạch là khó duy trì tư thế, do đó biện pháp này chỉ là cách xử trí ban đầu sau đó cần phải có biện pháp cầm máu thay thế; ngoài ra người sơ cấp cứu phải biết được đường đi của động mạch để thực hiện được biện pháp này. Cách thực hiện biện pháp ấn động mạch như sau:       Động mạch cảnh       Ấn động mạch cảnh có tác dụng cầm màu ở vùng đầu, cổ:       Vị trí ấn động mạch cảnh nằm ở bên cạnh khí quản...

SƠ CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN

SƠ CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN Sơ cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn là một biện pháp nhằm kích thích tim đập lại, cung cấp dưỡng khí để phổi thở lại trong trường hợp nạn nhân bị ngừng tim, ngừng hô hấp hay vừa bị ngừng tim và ngừng hô hấp. Cách xác định ngừng hô hấp tuần toàn Cách xác định ngừng hô hấp. Lay gọi nạn nhân: không đáp ứng. Áp tai vào mũi nạn nhân, kiểm tra xem có nghe thấy hoạc cảm thấy hơi thở của nạn nhân hay không. Quan sát các cử động vùng ngực xem có thấy di động hay không. Kết hợp kiểm tra mạch đập. Xem, nghe và cảm nhận trong 5 giây trước khi đưa ra kết luận là nạn nhân có thở hay không. Cách xác định nạn nhân bị ngừng tuần hoàn. Nạn nhân ngất, da xanh tím, bắt mạch bẹn, mạch cảnh không có, nạn nhân ngừng thở, đồng tử giãn. Để đầu nạn nhân ngửa ra sau, ngồi cạnh nạn nhân, dùng 2 hoạc 3 đầu ngón tay kiểm tra động mạch cảnh hoạc động mạch bẹn không thấy đập hoạc áp tai trực tiếp lên vùng tim không thấy tim đập. Bắt mạch trong 5 giây t...