Chuyển đến nội dung chính

Các loại băng thường dùng trong sơ cấp cứu

Các loại băng thường dùng trong sơ cấp cứu

          Các loại băng u tế chuyên dụng dùng trong băng vết thương có thể là băng cuộn, băng dính, băng tam giác, băng nhiều dải…trong trường hợp không có các loại băng y tế chuyên dụng, có thể lấy khăn tay sạch hoạc xé màn, tay áo, ống quần… để băng tạm thời vết thương.

Băng cuộn


Băng cuộn thường dùng là loại băng bằng vải sô mềm hoạc vải có kích thước khác nhau. Băng cuộn có thể được sử dụng để băng vết thương hoạc cố định nẹp trong cố định tạm thời gãy xương.
Băng cuộn có nhiều loại và nhiều cỡ, tùy theo vị trí tổn thương của cơ thể mà dùng các loại băng thích hợp.
Băng gạc mịn thích hợp với cơ thể trẻ em.
Băng vải dùng để băng ép cố định và nâng đỡ.
Băng thun là loại tốt nhất để băng ép.
Băng Esmarch bằng cao su dùng trong phòng mổ khi phẫu thuật cắt đoạn chi.
Băng dính cá nhân.
Băng dính dùng trong các trường hợp cố định bông gạc trên vết thương, băng
dính không có tác dụng ép chặt để cầm máu, phù hợp với các vết thương chầy
xước bên ngoài, không làm chảy máu.

Băng tam giác


Băng tam giác là loại băng làm bằng miếng vải hình tam giác có đính dải ở 3
góc. Băng tam giác có thể có nhiều kích thước khác nhau, nhưng dễ sử dụng là
loại băng có kích thước: đáy tam giác bằng 1m, chiều cao bằng 0,5m.
Băng tam giác có ưu điểm lớn là băng nhanh, băng được tất cả các bộ phận,
thích hợp với các vết thương bàn tay, bàn chân, vết thương vùng gối, vùng
khủy, vùng bả vai. Song băng tam giác có nhược điểm là tác dụng cầm máu
kém vì không cuốn được nhiều vòng, không đàn hồi như băng cuộn.

Băng dải

Băng dải chữ T

Băng chữ T làm bằng vải, chiều rộng khoảng 8cm, dải dọc có chiều dài từ 75-
90cm, dải ngang có chiều dài từ 90-120cm
Băng chữ T một dải dọc dùng để băng tầng sinh môn hay bộ phân sinh dục nữ;
Băng chữ T hai dọc dùng để băng nâng đỡ tinh hoàn.

Băng 4 dải

Băng 4 dải làm bằng vải bông mềm, có thể dùng mảnh vải rộng 8 – 10cm dài
tùy theo nơi cần băng sau đó cắt 2 đầu của mảng vải theo hình chữ V;
Băng 4 dải dùng để băng cằm, đầu gối

Băng nhiều dải

Băng nhiều dải gồm 4 đến 5 dải băng xếp chồng lên nhau khoảng 1/2 bề rộng
của dải băng, ở giữa là một mảnh vải vuông kích thước ( 25x25 ) cm;
Băng nhiều dải ứng dụng để băng vết thương ở ngực, bụng;
Băng nhiều dải ở ngực có thêm 2 dải nhỏ kéo qua vai đến trước ngực để giữ
băng;
Băng nhiều dải ở bụng có thêm 1 dải nhỏ ở dưới để giữ băng


Nhận xét

  1. Cám ơn đã chia sẻ rất hưu ích, chúng tôi ben sửa chữa thiết bị bếp, đôi lúc cũng gặp chấn thương
    CHEFS EH-MIX366
    CHEFS EH-DIH2000A

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bạn đã chia sẽ thông tin hữu ích.
    Mitsubishininhbinh - Đại lý phân phối Mitsubishi chính hãng tại Ninh Bình. Mitsubishi Ninh Bình - Showroom chính thức của Mitsubishi Việt Nam - Mua xe Mitsubishi với giá tốt tại đây!

    Mitsubishi Mr.Nguyễn Ninh Bình
    092 690 19 01
    Mitsubishi Ninh Bình

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - GẤP CHI TỐI ĐA

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - GẤP CHI TỐI ĐA Biện pháp gập chi tối đa áp dụng cho các vết thương động mạch máu ở chi như động mạch cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân hoạc những vêt thương vùng khớp nhưng không có tổn thương gãy xương trên phần chi chảy máu. Khi gấp chi tối đa, các mạch máu được đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngừng chảy. tuy nhiên, trong trường hợp gấp chi tối đa cần lưu ý con chèn đặt trên động mạch sẽ ngăn cản máu lưu thông tới các phần chi dưới vêt thương, do đó trong quá trình vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế cần nới lỏng phần chi tổn thương sau mỗi 10 phút để máu lưu thông lại bình thường nhằm hạn chế tổn thương chi dưới vêt thương. Cách thực hiện tùy theo vị trí tổn thương Vết thương ở cẳng tay, bàn tay. Đặt con chèn ở nếp gấp khủy tay; Gấp cẳng tay vào cánh tay; Dùng băng cuộn băng vài vòng ép phần cổ tay vào phần trên của cánh tay để cố định tư thế. Vết thương ở cánh tay Dùng con chèn kẹp vào nách phía trên vị tr

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - ẤN ĐỘNG MẠCH

BIỆN PHÁP CẦM MÁU KHẨN CẤP - ẤN ĐỘNG MẠCH       Biện pháp ấn động mạch được áp dụng đối với vết thương chảy máu động mạch vừa hoạc lớn, cầm máu tạm thời khi cần garo hay trường hợp đã băng ép trực tiếp vết thương và nâng cao phần bị thương mà vẫn không cầm được máu.       Khi ấn động mạch các ngón tay ấn đè lên đường đi của động mạch dẫn máu vết thương, động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền xương làm cho máu vết thương ngừng chảy.       Nhược điểm của phương pháp ấn động mạch là khó duy trì tư thế, do đó biện pháp này chỉ là cách xử trí ban đầu sau đó cần phải có biện pháp cầm máu thay thế; ngoài ra người sơ cấp cứu phải biết được đường đi của động mạch để thực hiện được biện pháp này. Cách thực hiện biện pháp ấn động mạch như sau:       Động mạch cảnh       Ấn động mạch cảnh có tác dụng cầm màu ở vùng đầu, cổ:       Vị trí ấn động mạch cảnh nằm ở bên cạnh khí quản;       Khi ấn động mạch cảnh phải ấn về phía sau, động mạch cảnh bị ép giữa ngón tay n

SƠ CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN

SƠ CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN Sơ cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn là một biện pháp nhằm kích thích tim đập lại, cung cấp dưỡng khí để phổi thở lại trong trường hợp nạn nhân bị ngừng tim, ngừng hô hấp hay vừa bị ngừng tim và ngừng hô hấp. Cách xác định ngừng hô hấp tuần toàn Cách xác định ngừng hô hấp. Lay gọi nạn nhân: không đáp ứng. Áp tai vào mũi nạn nhân, kiểm tra xem có nghe thấy hoạc cảm thấy hơi thở của nạn nhân hay không. Quan sát các cử động vùng ngực xem có thấy di động hay không. Kết hợp kiểm tra mạch đập. Xem, nghe và cảm nhận trong 5 giây trước khi đưa ra kết luận là nạn nhân có thở hay không. Cách xác định nạn nhân bị ngừng tuần hoàn. Nạn nhân ngất, da xanh tím, bắt mạch bẹn, mạch cảnh không có, nạn nhân ngừng thở, đồng tử giãn. Để đầu nạn nhân ngửa ra sau, ngồi cạnh nạn nhân, dùng 2 hoạc 3 đầu ngón tay kiểm tra động mạch cảnh hoạc động mạch bẹn không thấy đập hoạc áp tai trực tiếp lên vùng tim không thấy tim đập. Bắt mạch trong 5 giây t